Cũng có nhiều bệnh nhân ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực. Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh lao phổi.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/3 dân số đã nhiễm lao, tỷ lệ tử vong do lao chiếm 25% số tử vong do các nguyên nhân khác.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, cứ 100 nghìn người dân Việt Nam thì có 220 người mắc lao, tuy nhiên tỷ lệ điều tra thực tế thì người mắc lao sẽ cao hơn 1,6 lần. Hiện trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 5 nghìn người bệnh lao kháng thuốc, một thể bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao kháng phần lớn các loại thuốc điều trị.
Đặc điểm dịch tễ học:
Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp . Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch... Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:
Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao
Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống
Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…
Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao
Người nhiễm HIV
Sử dụng ma túy dạng chích
Sụt cân (10%)
Bệnh bụi phổi silic
Suy thận hay chạy thận
Đái tháo đường
Cắt dạ dày hay ruột non
Ghép tạng
Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch
Ung thư đầu cổ.
Phương pháp chẩn đoán
Theo các chuyên gia cho biết, không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều bị mắc bệnh lao phổi, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi nảy nở và gây bệnh, thời gian phát bệnh nhanh. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ phát rất chậm, có khi đến vài chục năm, thậm chí là không phát bệnh.
Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:
Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.
X-quang: tổn thương xâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.
Tìm thấy trực khuẩn lao (nhuộm soi hoặc nuôi cấy) thông qua các mẫu bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…
Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch
PCR-BK dương tính
Các biện pháp điều trị bệnh Lao phổi
Bệnh lao phổi có chữa được không? Đối với các bệnh nhân bị lao phổi tùy từng thể trạng cơ thể mà có biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc đặc trị lao với 2 loại chính như sau:
Thuốc chống lao thiết yếu: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.
Thuốc chống lao hàng 2: Kanamycin, amikacin, capreomycin, nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin, Moxifloxacin, Gatifloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin) và một số thuốc khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học cũng là một biện pháp quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao.
Bệnh lao phổi có thể điều trị khỏi tuy nhiên tỷ lệ lao phổi tái phát tương đối cao (7%). Đó là tình trạng người bệnh nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng lại bị mắc lại. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng lao phổi tái phát, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp như: hạn chế tối đa với người bị lao phổi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách phòng tránh bệnh ho lao ở phổi
Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.
Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.
Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.
Đeo khẩu trang thường xuyên