Suy nhược cơ thể là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nhưng thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 - 40 tuổi. Đây là giai đoạn mà họ phải lao động mệt mỏi để kiếm tiền, lo cho cuộc sống, là nguồn lao động chính của gia đình cũng như xã hội.
Tình trạng toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, cảm giác không được tập trung, không có tinh thần làm việc kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, kèm theo những dấu hiệu khác như: sút cân, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ

1. Người mệt mỏi : Cơ thể mệt mỏi triền miên, không có dấu hiệu phục hồi.
2. Chán ăn, không muốn ăn : Gần như lúc nào cũng không muốn ăn, ăn uống kém không cảm giác ngon miệng, tình trạng chán ăn kéo dài không phục hồi.
3. Kém Ngủ, hay đau đầu : Ngủ mơ màng, không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, ngày không có biểu hiện buồn ngủ. Hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, không có dấu hiệu phục hồi
4. Tâm lý bất ổn, hoang mang :Tâm lý hoang mang, mơ màng không tập chung được làm việc gì đó, lúc nào cũng buồn bực, cáu giận.
5. Sinh lý kém : Nội tiết tố giảm, khiến sinh lý giảm đi, da khô.
6. Nốt hạch lympho to ở cổ hoặc dưới vùng nách
Đây chính là các dấu hiệu triệu chứng suy nhược cơ thể biểu hiện rõ rệt mà người bệnh sẽ cảm nhận thấy.
Nguyên nhân suy nhược cơ thể
Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp... Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ... dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Suy nhược cơ thể theo YHCT thuộc phạm vi chứng hư lao. Hư lao là hội chứng thường gặp ở những người sức khỏe kém, do dinh dưỡng kém, hoặc do mắc bệnh mạn tính, cấp tính nặng.
Suy nhược cơ thể do khí hư: Ho không có sức , thở ngắn, thở gấp, tiếng nói thều thào, người mệt mỏi vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhợt, mạch hư hược, có lúc sợ lạnh, gai rét
Pháp chữa : Bổ phế khí
Nếu khi bị cảm mạo phải ôn khí cố biểu
Bài 1: Bổ phế thang
Đẳng sâm 10g
Hoàng kỳ 10g
Thục địa 12g
Ngũ vị 10g
Tử uyển 12g
Tang bạch bì 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm cứu: Chủ yếu các huyệt Phế du, Cao hoang, Túc tam lý. Đản trung
Thời gian châm 15-30p/ngày
Cách phòng ngừa:
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, làm việc điều độ, không gắng sức.
Định kỳ khám sức khỏe 6 tháng/lần.
Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.